Apec Mandala Wyndham Mũi Né đảm bảo tiến độ xây dựng

Sau gần một năm triển khai, dự án hiện xây đến tầng 19, dự kiến sẽ hoàn thiện phần thô 27 tầng vào cuối năm nay.

Đại diện Tập đoàn Apec – chủ đầu tư, địa hình dốc thoải “tựa sơn hướng thủy” giúp dự án có được tầm view hướng biển đẹp, đứng tại đâu có thể nhìn thấy biển. Tuy nhiên, địa hình này lại gây không ít khó khăn trong việc thi công, nhất là giai đoạn làm móng. Với kinh nghiệm và năng lực của 2 nhà thầu thuộc top đầu trong lĩnh vực xây dựng là Ricons (Conteccons) và Delta, dự án vẫn xây dựng đảm bảo kỹ thuật và tiến độ.
Đến nay, sau một năm thi công, dự án đã hoàn thiện kết cấu đến tầng 19 của cả 4 tòa Diamond, Ruby, Sapphire và Marble dù Covid-19 bùng nổ ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình thi công. Trong khi nhiều dự án phải tạm dừng, dự án Apec Mandala Wyndham Mũi Né vẫn đảm bảo đầy đủ về nguyên vật liệu và nhân công tham gia, song song đó cũng có các biện pháp phòng chống dịch theo đúng quy định. Tổng số công nhân xây dựng tại dự án của 2 nhà thầu lên tới hơn 1.000 người, hoạt động ngày 3 ca từ thứ 2 đến thứ 7.
Theo đại diện chủ đầu tư, khi bước vào mùa mưa bão, thời tiết cũng gây nhiều cản trở tới công việc thi công. Một phần mưa bão làm cát tràn xuống mặt đường gây khó khăn trong việc di chuyển nguyên vật liệu cũng như quá trình xây dựng. Tuy nhiên, các đơn vị thi công và giám sát của Apec Group cũng lường trước các tình huống và lập tức đưa ra các phương án xử lý kịp thời, đảm bảo tiến độ 5 ngày một sàn.

“Đảm bảo tiến độ xây dựng song chúng tôi vẫn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Sản phẩm của Apec Group dành chi phí thấp cho quảng cáo và truyền thông, các giá trị tập trung vào sản phẩm tối ưu và chất lượng hoàn thiện vượt trội”, vị này nhấn mạnh.

Bên cạnh tiến độ, nhiều khách hàng còn đánh giá cao giá bán và chế độ ưu đãi của dự án. Giai đoạn đầu mở bán, chỉ từ 700 triệu đồng, khách hàng có thể sở hữu ngôi nhà thứ 2 bên bờ biển Mũi Né.


Nhằm hỗ trợ kinh tế cho các nhà đầu tư và chủ sở hữu, Apec lại tiếp tục tung ra chính sách “Ân hạn nợ gốc vô thời hạn”. Khách hàng chỉ cần đóng 50% giá trị căn hộ sẽ nhận bàn giao, 50% còn lại Apec Group hỗ trợ ân hạn nợ gốc vô thơi hạn với mức lại suất từ 7,5%..

Là dự án trọng điểm của tỉnh Bình Thuận, Apec Mandala Wyndham Mũi Né cũng được Ban lãnh đạo UBND tỉnh quan tâm và thường xuyên xuống kiểm tra. Ban lãnh đạo tỉnh ghi nhận những nỗ lực;  triển khai thi công dự án của Apec.

Bài liên quan Cập nhật tiến độ dự án Apec Mũi Né: https://nhadatnhatrang79.com/cap-nhat-tien-do-du-an-apec-mandala-wyndham-mui-ne/

Để khách hàng yên tâm về tiến độ dự án, hàng tuần, chủ đầu tư vẫn bố trí xe chở khách tới thăm quan dự án. Các khách hàng và nhà đầu tư đều khá bất ngờ trước tiến độ thay đổi từng ngày. Nhờ pháp lý minh bạch, tiến độ xây dựng đảm bảo, chính sách thanh toán ưu việt, dự án Apec Mandala Wyndham Mũi Né đang là một trong số ít dự án căn hộ khách sạn có thanh khoản tốt hiện nay.

Theo Vnexpress.

Có thể bạn quan tâm

Bố trí thêm tầng lánh nạn có thể làm tăng giá nhà chung cư

Để phòng cháy nổ, nhà từ 30-50 tầng được đề xuất bố trí 1-2 tầng lánh nạn và điều này có thể tạo thêm áp lực đẩy giá căn hộ lên cao.

Bộ Xây dựng vừa ban hành Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chung cư với điểm mới là có thêm quy định về tầng lánh nạn cho cư dân khi tòa nhà xảy ra sự cố cháy nổ. Tầng lánh nạn được hiểu là tầng dùng để sơ tán tạm thời, được bố trí trong tòa nhà có chiều cao từ 100 m trở lên. Tầng lánh nạn có bố trí một hoặc nhiều gian lánh nạn.

Dự thảo này nhận được sự đồng tình của Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) song kèm theo cảnh báo tăng thêm tầng lánh nạn đồng thời cũng khiến giá chung cư đội lên so với trước đây.

Trong bản kiến nghị gửi Chính phủ, Bộ Xây dựng và các bộ ngành liên quan về vấn đề này, HoREA xác nhận cần thiết phải có các quy định chi tiết và cụ thể hơn về tầng lánh nạn đối với nhà có chiều cao từ 100-150 m trở lên, tương ứng với chung cư 30-50 tầng trở lên.

Cụ thể, nhà 30-40 tầng phải bố trí một tầng lánh nạn và lũy tiến nhà 41-50 tầng cần phải bố trí 2 tầng lánh nạn. Các tầng lánh nạn cách nhau không quá 20 tầng và không được phép bố trí căn hộ, văn phòng, dịch vụ hay các hoạt động thương mại trên khu vực này. Tuy nhiên, đi kèm với việc tăng chỉ tiêu an toàn này là giá nhà cũng đứng trước thách thức bị đội lên khi phát sinh thêm tầng lánh nạn.
Trao đổi với VnExpress, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA thừa nhận, việc tầng lánh nạn không được bố trí căn hộ, văn phòng, hoặc diện tích kinh doanh thương mại chắc chắn khiến chủ đầu tư mất hẳn nguồn doanh thu của một vài tầng trong dự án.

Điều này dẫn đến việc làm tăng chi phí đầu tư, giảm số lượng căn hộ hoặc giảm diện tích kinh doanh, quy mô dân số của dự án. Từ đó, dẫn đến việc làm tăng giá bán căn hộ và tăng giá bán các diện tích kinh doanh khác. Cuối cùng, người tiêu dùng (người mua nhà) phải gánh chịu việc tăng giá này.

Từ quan ngại trên, ông Châu đề xuất, để giảm bớt thiệt hại cho chủ đầu tư dự án chung cư cao tầng và người mua căn hộ, cơ quan cấp phép không nên tính diện tích sàn tầng lánh nạn vào tổng diện tích sàn xây dựng của dự án. Giải pháp hợp lý là nên cộng thêm chiều cao tầng lánh nạn vào chiều cao tối đa của công trình.

Ông Châu cũng quan ngại, trong bối cảnh giá nhà liên tục tăng cao thời gian qua, nếu tạo thêm áp lực làm tăng chi phí đầu tư cho các dự án nhà ở cao tầng sẽ khiến người dân chịu nhiều thiệt thòi.

Chủ tịch HoREA cho biết thêm, hiện nay các tòa nhà chung cư hoặc cao ốc phức hợp có bố trí nhà ở cao tầng đã dần trở nên phổ biến, điển hình như Landmark 81 cao 461,3 m; Kaengnam Landmark 72 cao 336 m, Lotte Center Hà Nội cao 272 m.

Đối với các đô thị lớn, đặc biệt là TP HCM và Hà Nội đã hình thành xu thế người dân lựa chọn sinh sống trong các căn hộ nhà chung cư cao tầng, nhất là các dự án được xây dựng trong vòng 10 năm gần đây. Vì vậy, cư dân sống tại các tòa cao ốc này phải được trang bị kỹ năng đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy, thoát hiểm và cần được phổ cập kiến thức về tầng lánh nạn, gian lánh nạn để di chuyển đến nơi an toàn.

“Do đặc thù bố trí tầng lánh nạn vừa cần thiết để đảm bảo an toàn vừa làm đội giá thành nhà ở, việc xem xét cộng thêm số tầng lánh nạn khi cấp phép chiều cao công trình nên được cân nhắc toàn diện nhằm hạn chế làm tăng giá nhà, tránh tạo thêm gánh nặng cho người mua”, ông Châu nhấn mạnh.

Thống kê của HoREA, hiện nay tại Việt Nam chưa có cao ốc nào bố trí tầng lánh nạn trừ tòa nhà Bitexco 68 tầng tại TP HCM có dành một tầng làm bãi đỗ trực thăng.

Theo Vnexpress.

Có thể bạn quan tâm

Vietjet xin làm hồ sơ điều chỉnh quy hoạch sân bay Tuy Hòa

Vietjet Air vừa có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh Phú Yên xem xét chấp thuận cho Vietjet được tài trợ việc điều chỉnh quy hoạch cảng hàng không Tuy Hòa bằng sản phẩm là hồ sơ điều chỉnh quy hoạch chi tiết cảng hàng không Tuy Hòa giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.


Vietjet cho biết sẽ thực hiện nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch cảng hàng không Tuy Hòa giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo định hướng phát triển tổng thế hệ thống cảng hàng không, sân bay trên toàn quốc.

Đồng thời đánh giá lại tổng thể quy hoạch cảng hàng không Tuy Hòa đã được phê duyệt tại Quyết định số 4123 và điều chỉnh quy hoạch chi tiết để phù hợp với định hướng phát triển của cảng hàng không Tuy Hòa trong hệ thống cảng hàng không, sân bay trên toàn quốc.

Việc điều chỉnh quy hoạch cảng hàng không Tuy Hòa để làm cơ sở triển khai dự án nâng cấp và phát triển cảng hàng không Tuy Hòa theo chủ trương xã hội hóa, đáp ứng tốc độ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Yên nói riêng và cả vùng Nam Trung Bộ nói chung trong thời gian tới.

“Sau khi quy hoạch điều chỉnh chi tiết cảng hàng không Tuy Hòa giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt, Vietjet Air sẽ bàn giao lại sản phẩm hồ sơ quy hoạch trên cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý, sử dụng và không đòi hỏi điều kiện gì”, văn bản của Vietjet nêu.

Trước đó, tại hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Phú Yên năm 2018, tỉnh Phú Yên đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng nhà ga hành khách mới tại cảng hàng không Tuy Hòa công suất 4 triệu hành khách/năm và sớm nghiên cứu xây dựng đề án nâng cấp cảng hàng không Tuy Hòa thành cảng hàng không quốc tế.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã thống nhất chủ trương đầu tư theo hướng xã hội hóa và giao UBND tỉnh Phú Yên làm việc với Bộ Giao thông vận tải để triển khai cụ thể.

Cũng tại hội nghị xúc tiến đầu tư, ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet đã đề xuất đầu tư xây dựng nhà ga hành khách cảng hàng không Tuy Hòa để có thể đáp ứng 4 triệu lượt khách/năm.

Trên cơ sở đề xuất của Vietjet, UBND tỉnh Phú Yên đã có văn bản đề nghị Thủ tướng chấp thuận giao Vietjet là nhà đầu tư chính thực hiện đầu tư xây dựng các công trình tại cảng hàng không Tuy Hòa.

Được biết, các hạng mục mà UBND tỉnh Phú Yên muốn giao cho Vietjet thực hiện là xây dựng nhà ga hành khách T2 công suất 2 triệu khách/năm, có thể nâng lên 4 triệu khách/năm khi có nhu cầu, đáp ứng phục vụ các máy bay Code C, D; nâng cấp, mở rộng đường lăn, sân đỗ máy bay và các công trình liên quan.

Tính toán sơ bộ của Vietjet cho thấy kinh phí cho các công việc trên ước từ 3.000 tỷ đồng – 4.000 tỷ đồng.

Theo Vietnamfinance.

Có thể bạn quan tâm

Thanh Hóa sắp có khu đô thị quy mô lên đến 471 ha

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 4416/QĐ-UBND về việc phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị Phú Lâm (phân khu đô thị DT-16), Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.


Theo Quyết định, phạm vi, ranh giới, quy mô lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị Phú Lâm (phân khu đô thị DT-16), Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cụ thể như sau: Phía Bắc và phía Nam giáp: Đồi núi; phía Đông giáp: Khu đô thị DT-02; phía Tây giáp: Hành lang tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam.

Quy mô diện tích nghiên cứu quy hoạch khoảng 471 ha; Quy mô thành lập bản đồ địa hình phục vụ lập quy hoạch diện tích khoảng 500 ha (cập nhật địa hình các dự án đã có QHCT trong ranh giới và đo vẽ mới phần diện tích còn lại).

Đây là khu đô thị thuộc Khu kinh tế Nghi Sơn với các chức năng chủ yếu: Đầu mối giao thông vận tải, các Khu dịch vụ công cộng, văn phòng, dịch vụ thương mại cấp vùng và cấp đô thị; các đơn vị ở đô thị bao gồm các khu ở hiện trạng, khu tái định cư, các khu nhà ở xã hội phục vụ cán bộ, công nhân các khu công nghiệp và các khu ở mới với hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo tiêu chuẩn đô thị loại I.

Về tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan: Trên cơ sở điều chỉnh, mở rộng Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nghi Sơn và đồ án Quy hoạch chung đô thị Tĩnh Gia đã được phê duyệt, việc lập Quy hoạch phân khu phải tuân thủ và cụ thể hóa các nội dung khu vực đã được định hướng và xác định cấu trúc hạ tầng khung khu đô thị đảm bảo khả năng phát triển trước mắt và lâu dài.

Tôn trọng địa hình, cảnh quan tự nhiên; bổ sung các thiết kế và cải tạo cảnh quan ven khu vực đồi núi và hệ sinh thái khu vực để hình thành các không gian xanh, công viên, không gian vui chơi giải trí, công cộng, dịch vụ…xây dựng hình thái đô thị xanh – hiện đại – tiện nghi.

Ổn định tối đa các khu vực dân cư hiện hữu, chỉnh trang hệ thống hạ tầng kỹ thuật; xây dựng bổ sung các khu dân cư mới và các công trình hạ tầng xã hội theo tiêu chuẩn đô thị loại I.

Theo CafeF.

Có thể bạn quan tâm

Dự kiến khởi công cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết vào ngày 30/09

Triển khai lập quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 – 2030

UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch triển khai lập Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2040. Yêu cầu chủ yếu của việc lập quy hoạch là phải đảm bảo tính khả thi, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn của tỉnh.


Theo đó, tiến độ thực hiện bao gồm 3 giai đoạn. Ở giai đoạn chuẩn bị, UBND tỉnh sẽ thành lập ban chỉ đạo và tổ công tác lập quy hoạch, quyết định đơn vị lập quy hoạch (Sở Kế hoạch và Đầu tư), ban hành kế hoạch triển khai thực hiện, dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 2-2019. Trong giai đoạn xây dựng nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập quy hoạch, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ xác dịnh đơn vị lập nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí, lấy ý kiến thống nhất trước khi báo cáo UBND tỉnh trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí (giai đoạn này sẽ hoàn thành trong tháng 7-2019).

Đối với giai đoạn xây dựng quy hoạch, sau khi đơn vị tư vấn lập quy hoạch, lấy ý kiến các ban, ngành liên quan và các địa phương lân cận, sản phẩm quy hoạch sẽ được trình HĐND tỉnh thông qua; tiếp tục lấy ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường để hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch, dự kiến trong tháng 12-2020.

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Khánh Hòa.

Có thể bạn quan tâm: